Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào.
|
Tương khắc binh chủng là mối quan hệ khắc chế lẫn nhau giữa các quân binh chủng trong lĩnh vực quân sự. Mỗi một binh chủng có đặc điểm riêng về vũ trang, phương tiện chiến đấu và lối tác chiến, tất cả đều có ưu điểm hoặc khuyết điểm nhất định. Trong đó, ưu điểm của binh chủng này có thể tạo lợi thế cho họ trong chiến đấu với một binh chủng đối phương, và ngược lại khuyết điểm so với một binh chủng đối phương khác sẽ là bất lợi khi họ giao chiến với binh chủng đó.
Quan hệ khắc chế giữa các binh chủng[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ binh có khả năng khắc chế Pháo binh, kỵ binh khắc chế Bộ binh, và pháo binh thì khắc chế Kỵ binh. Gần như hình thành một vòng khắc chế. Tính tương khắc và khả năng khắc chế đem đến lợi thế nếu biết tận dụng trong chiến đấu, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho quân đối phương và đạt chiến thắng.
Ưu điểm của kỵ binh là tốc độ di chuyển nhờ vào ngựa chiến, có khả năng tấn công và rút lui nhanh chóng, dễ dàng gây thiệt hại cho các đơn vị pháo binh vốn kém cơ động hơn. Mặc dù, kỵ binh cũng dễ dàng tổn thương bởi hỏa lực của pháo binh nhưng họ dễ dàng xoay xở trong nhiều tình huống tác chiến, tốc độ cũng cho phép khả năng tấn công bất ngờ vào những thời điểm pháo binh không thể ngờ tới. Pháo binh lại có lợi thế hỏa lực, trở nên nguy hiểm cho các lực lượng bộ binh vốn tác chiến tương đối kém cơ động hơn so với kỵ binh trên chiến trường mặt đất. Việc tập trung pháo binh có thể nghiền nát cả một đội hình bộ binh đông đảo, mặc dù họ cũng dễ bị tổn thương bởi bộ binh nếu cận chiến ở khoảng cách quá gần. Việc giữ khoảng cách với bộ binh và được yểm trợ của bộ binh quân nhà sẽ giúp pháo binh duy trì lợi thế trên chiến trường, thậm chí đánh bại cả kỵ binh cơ động của địch. Đối với bộ binh thì đây là lực lượng yếu về hỏa lực so với pháo binh, thiếu cơ động so với kỵ binh nên dễ dàng chịu thiệt hại nhiều nhất trong chiến đấu. Nếu chiến đấu theo các đơn vị tương đối đông và theo đội hình chiến thuật thì sẽ có lợi thế cao hơn kỵ binh. Họ chỉ dễ dàng bị kỵ binh tiêu diệt nếu đội hình tản mác và chiến đấu rời rạc trên chiến trường. Khi thống nhất là một khối, trang bị nặng với giáp và thương dài hoàn toàn là lực lượng khắc chế kỵ binh.
Tuy vậy, có sự đa dạng của quân đội và chiến thuật ở nhiều nơi, bao gồm sự đa dạng của chủng loại bộ binh thương dài, kiếm, hay bộ binh cung tên; kỵ binh giáp nặng hoặc kỵ binh nhẹ, kỵ binh sử dụng giáo dài, kiếm hay kỵ binh sử dụng cung tên; và sự đa dạng pháo binh. Những yếu tố này góp phần khiến mối tương khắc binh chủng có thể sẽ khác nhau trong quan niệm dụng binh ở nhiều nước. Cũng như sẽ dẫn đến khác biệt trong hiệu quả tác chiến trong thực tiễn.
Biện pháp khắc phục[sửa | sửa mã nguồn]
Điểm thống nhất chung của nhiều quân đội để khắc phục yếu tố tương khắc binh chủng là sự hình thành lực lượng kết hợp, hoặc hiệp đồng binh chủng các đơn vị trong quá trình phối hợp tác chiến trong một trận đánh. Vòng tương khắc binh chủng khắc chế lẫn nhau giữa các binh chủng hai phe sẽ khó có hiệu quả khi các binh chủng của một đạo quân được gắn kết nhau trong một lực lượng chung để cùng chiến đấu, gia tăng ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của một lực lượng binh chủng.
Tính tương khắc cũng có thể khác trong quá trình chiến đấu, trong một khoảnh khắc chiến đấu sơ hở, kém cơ động, sự thay đổi không phù hợp trong bố trí lực lượng hoặc tách rời đơn vị dễ dàng bị đối phương nắm lấy cơ hội tấn công. Trong nhiều trận đánh, để dễ dàng đánh bại quân đối phương, nhiều quân đội chặn đánh các đơn vị thù địch, ngăn họ hội quân để hình thành lực lượng kết hợp. Vấn đề khắc phục là từ thực tiễn chiến đấu, các vấn đề lệnh điều động nhanh chóng, chính xác và gia tăng cơ động của quân đội.
Tương khắc trong chiến tranh hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]
Trong chiến tranh hiện đại, tính tương khắc bị lưu mờ bởi lối tổ chức kết hợp đơn vị, như việc một xe tăng có sự gắn kết bởi người lính điều khiển tháp pháo xe tăng chiến đấu kết hợp súng máy trên tháp để bảo vệ trước các cuộc tấn công của bộ binh địch, và một khẩu súng phòng không để bảo vệ xe tăng trước tấn công của trực thăng vũ trang đối phương. Như thế, sự kết hợp này tạo nên khả năng chiến đấu và bảo vệ đơn vị toàn diện.
Lối tác chiến hiện đại cũng khác biệt, tiến hành theo trình tự chiến đấu như việc sử dụng không quân để hủy diệt một vùng rộng lớn trước khi lực lượng mặt đất được triển khai, hoạt động pháo kích tiến hành, sau đó là tăng thiết giáp và cuối cùng là việc tiến lên của bộ binh. Điều này khiến tạo nên một ưu thế chiến đấu dựa trên hỏa lực và hệ quả là khiến tính tương khắc binh chủng trở nên kém giá trị.
Tương khắc binh chủng cũng thể hiện trên khía cạnh của chạy đua vũ trang. Khi một quốc gia tăng cường mua xe tăng, quân đội láng giềng có thể chịu đựng sức ép an ninh, thúc đẩy họ tăng cường mua vũ khí chống tăng, như trực thăng diệt tăng, và đáp trả là phe bên kia lại tăng cường hợp đồng mua vũ khí phòng không.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Hiệp đồng binh chủng
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Sơ khai quân sự
Từ khóa: Tương khắc binh chủng, Tương khắc binh chủng, Tương khắc binh chủng
Nguồn: Wikipedia