Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
QUẦN TẬP XI
1.Quần tập xi là gì?
Bắt nguồn từ Nhật Bản, quần tập xi là một công cụ hữu ích giúp các mẹ trong quá trình tập luyện cho con tự giác đi vệ sinh hoặc biết dùng dấu hiệu, hành động và lời nói để gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.
Quần tập xi thường được làm bằng vải cotton và lớp polyethane để chống thấm tràn. Quần tập xi là phiên bản nâng cấp sâu của quần cotton cao cấp nhờ lớp lót đáy polyethan chống tràn theo tiêu chuẩn Châu Âu, ngăn chặn hiện tượng tè dầm chảy lên láng. Nước tiểu của bé được trữ tại đáy quần nhưng không hăm không mùi không bí. Trên thị trường hiện nay, quần tập xi thường có 4, 6 hay 8 lớp tùy vào mẫu mã khác nhau.
Trữ lượng 65ml tương đương 1 lần tiểu nhiều của bé, sau đó mẹ chỉ cần thay quần bỏ máy giặt, giặt xong lại tiếp tục sử dụng. Hiện nay quần tập xi đang được rất nhiều bà mẹ nước ngoài khuyến khích sử dụng vì ngoài việc bảo vệ làn da bé, nó còn giúp giảm thiểu rác thải không phân hủy ra môi trường của bỉm giấy.
2. Cách giặt
Đối với quần mới
Mẹ sẽ thấy hầu hết quần tập xi mới và cả tã vải đều cần phải giặt 1 vài lần trước khi chúng thực sự thấm hút hiệu quả, càng mềm và thấm hút tốt hơn. Đặc biệt đối với quần tập xi dùng vải cotton. Để tiết kiệm nước và thời gian, mẹ có thể ngâm quần trong nước lạnh qua đêm trong nước lạnh, mẹ có thể giảm bớt số lần giặt. Nếu mẹ quá háo hức để mặc quần mới cho con (mình biết ai cũng thế mà), mẹ có thể dùng luôn sau khi ngâm và giặt qua lần đầu cho con, nhưng mẹ hãy sẵn sàng tâm lí có thể trải nghiệm một chút tràn ra ngoài nhưng mẹ càng dùng nó sẽ càng thấm hút tốt hơn đó ạ.
Thùng/giỏ đựng quần
Trước khi giặt thì mẹ sẽ để quần tập xi bẩn của bé ở đâu? Vứt vào chậu nước hay để chúng ở nơi khô thoáng? Câu trả lời là sau khi loại bỏ phân bé (nếu có), hãy mua một thùng đựng đồ bẩn, và đặt chúng vào thùng. Không ngâm nước, không thêm thuốc tẩy. Mẹ vò qua tã và vắt khô chúng trước khi vứt vào thùng sẽ giúp ngăn ngừa vết bẩn bám vào. Nếu bé có nước tiểu độc (trong quá trình mọc răng) mẹ không nên để lâu quá sẽ khiến nước tiểu phá hỏng vải.
Giặt
KHÔNG giặt với nhiệt độ quá 60 độ C. Mẹ có thể giặt bằng nước lạnh nếu thích. Tùy thuộc vào máy giặt của bạn hãy chọn chế độ quay nhiều lần, quay quá ít sẽ không loại bỏ được hết các chất bẩn rắn trong quần.
– Lưu ý không nên chọn chế độ tiết kiệm nước vì quần sẽ hút khá nhiều nước.
Nếu quần vẫn không sạch kĩ, hãy tăng thêm lượng bột giặt hoặc nước giặt hay tăng nhiệt độ nước (nhưng vẫn không quá 60 độ mẹ nhé).
Phơi khô
Phương pháp tốt nhất tất nhiên là phơi dưới ánh mặt trời – chất tẩy rửa vết bẩn và vi khuẩn tự nhiên tốt nhất. Tuy nhiên mẹ có thể sấy khô ở nhiệt độ thấp nếu trời quá ẩm ướt và quần không thể khô được. Nhưng mẹ nên lưu ý vẫn phải sử dụng nhiệt độ không quá cao, không sẽ làm hỏng quần.
3. Tại sao nên tập xi cho bé từ nhỏ?
Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên Cách chăm trẻ sơ sinh không bị hăm tã mùa lạnh.
Cho trẻ dùng bỉm cả ngày sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
Ở nhiều nơi trên thế giới, cha mẹ tập xi cho bé bắt đầu từ rất sớm, có khi chỉ vài tuần sau sinh. Và bé không bao giờ phải mặc bỉm giấy.
Tuy nhiên có nhiều mẹ nghe nói rằng việc tập xi cho con quá sớm sẽ ảnh hưởng đến thận hay bé sẽ bị rối loạn hành vi, tính cách nhưng sự thật là chưa có một báo cáo, nghiên cứu nào chỉ ra điều này cả. Mà thật ra tập xi từ bé có rất nhiều lợi ích cho bé.
Bỏ qua việc bé sẽ tránh bị hăm, dị ứng với bỉm giấy hay các bệnh về da như nhiễm trùng men nấm âm đạo, virus rota… (những lợi ích mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy được), những đứa trẻ học được cách kiểm soát việc tự đi vệ sinh từ sớm, bé sẽ giảm được các nguy cơ nhiễm viêm đường tiết niệu do bé học được cách làm rỗng bàng quang một cách triệt để, loại trừ nước tiểu dư có thể chứa vi khuẩn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập xi từ bé khiến trẻ độc lập và nâng cao khả năng kiểm soát các vấn đề sau này trong cuộc sống.
Bé quá 24 tháng tuổi mà không học được cách tập xi thì phải ít nhất đến 3 tuổi bé mới học được. Khi đó, già nửa số trẻ trên 32 tháng tuổi sẽ có xu hướng không kiểm soát tốt được việc tè dầm ban ngày.
Vậy tại sao vẫn có ý kiến cho rằng việc tập xi cho bé từ sớm lại gây nhiều tác hại xấu? Câu trả lời là nhiều bậc cha mẹ đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm “khi nào tập xi?” với “tập xi như thế nào?”
Nhiều người cho rằng tập xi từ bé là phải dùng các phương pháp cưỡng chế khắc nghiệt. Nhưng không phải vậy. khi cha mẹ sử dụng phương pháp nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, tập xi sớm vô cùng an toàn.
Từ khóa: Thành viên:Đỗ Tùng Bơ, Thành viên:Đỗ Tùng Bơ, Thành viên:Đỗ Tùng Bơ
Nguồn: Wikipedia