Thần quyền là gì? Chế độ thần quyền và các nước thần quyền hiện tại 2023

Thần quyền là gì?

Về mặt nghĩa đen và nghĩa hẹp, thần quyền nghĩa là sự cai trị của một hoặc nhiều thánh thần. Trong một nền chính trị thần quyền, người lãnh đạo là con người được cho là có kết nối cá nhân trực tiếp với thần thánh của nền văn hóa. Ví dụ, Moses lãnh đạo người Israel, và Muhammad lãnh đạo người Hồi giáo. Từ góc nhìn của chính quyền thần quyền, “Thiên Chúa được thừa nhận là người đứng đầu” của nhà nước.[1]

Các nước thần quyền hiện tại

Từ thời khai sáng các nước dần dần tiến tới một chính sách chính trị tách rời các tổ chức tôn giáo và chính quyền. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn 2 nước thần quyền bên cạnh những nước mà có một tôn giáo là quốc giáo.

Cộng hòa Hồi giáo Iran

Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể chế thần quyền từ năm 1979. Tuy nhiên hệ thống chính trị của Iran cũng có những yếu tố dân chủ. Theo hiến pháp thì hội đồng chuyên môn mà được bầu trực tiếp từ người dân có thể hạ bệ Lãnh tụ tối cao, người có nhiều quyền hạn hơn tổng thống Iran. Tuy nhiên để ứng cử vào hội đồng này, những học giả Hồi giáo phải có hàm vị tôn giáo Hodschatoleslam, mà theo điều 109 của hiến pháp thích hợp để giữ vai trò lãnh đạo về chính trị và xã hội và có khả năng đưa ra những đánh giá về luật pháp.[2] Việc này tuy nhiên chỉ là một vấn đề hàn lâm không thực tế, vì vị lãnh tụ đã chọn phân nửa hội đồng kiểm soát, và hội đồng đã lựa ra những ai được phép tranh cử hội đồng chuyên môn.

Thành quốc Vatican

Thành quốc Vatican được xem là một nhà nước thần quyền, vì được cai trị bởi nhà thờ công giáo Rôma.

Ngày 20 tháng 9 năm 1870, Rôma bị quân Ý chiếm đóng, lãnh thổ Giáo hoàng chính thức không tồn tại. Thế nhưng sau hiệp ước Lateran năm 1929 với chính phủ Ý, thành quốc Vatican được thành lập (dân số 842) như là một nước độc lập, không có liên hệ với lãnh thổ Giáo hoàng trước đó[3].[4] Đứng đầu nước này là giáo hoàng, được bầu bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi.[4] Giáo hoàng có quyền lực trọn đời cho đến khi chết hoặc từ chức.

Chú thích

  1. ^ Catholic Encyclopedia “A form of civil government in which God himself is recognized as the head.”
  2. ^ Wahied Wahdat-Hagh: Die islamische Republik Iran. Berlin 2003, ISBN 3-8258-6781-1, S. 259 ff.
  3. ^ .mw-parser-output cite.citation{font-style:inherit}.mw-parser-output .citation q{quotes:”“”””””‘””’”}.mw-parser-output .id-lock-free a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-free a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/65/Lock-green.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-limited a,.mw-parser-output .id-lock-registration a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-limited a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-registration a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d6/Lock-gray-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-subscription a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-subscription a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/aa/Lock-red-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .cs1-subscription,.mw-parser-output .cs1-registration{color:#555}.mw-parser-output .cs1-subscription span,.mw-parser-output .cs1-registration span{border-bottom:1px dotted;cursor:help}.mw-parser-output .cs1-ws-icon a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Wikisource-logo.svg”)right 0.1em center/12px no-repeat}.mw-parser-output code.cs1-code{color:inherit;background:inherit;border:none;padding:inherit}.mw-parser-output .cs1-hidden-error{display:none;font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-visible-error{font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-maint{display:none;color:#33aa33;margin-left:0.3em}.mw-parser-output .cs1-format{font-size:95%}.mw-parser-output .cs1-kern-left,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-left{padding-left:0.2em}.mw-parser-output .cs1-kern-right,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-right{padding-right:0.2em}.mw-parser-output .citation .mw-selflink{font-weight:inherit}Vitalone, Alessia (2007). “Il Pontefice sovrano dello Stato della Città del Vaticano”. Diritto e religioni. Luigi Pellegrini Editore. II (1): 313. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.[liên kết hỏng]
  4. ^ a ă “CIA World Factbook – Holy See”. Cia.gov. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thần_quyền&oldid=65151245”

Từ khóa: Thần quyền

thần quyền là gì
nhà nước thần quyền
luật thần quyền
chế độ thần quyền
thuyết thần quyền là gì
quyền thần là gì
than quyen
thần quyền