[Wiki] Coppa Italia là gì? Chi tiết về Coppa Italia update 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Coppa Italia
Coppa Italia - Logo 2019.svg

Logo mới kể từ mùa 2019–20
Cơ quan tổ chức Lega Serie A
Thành lập 1922; 99 năm trước (1922)
Khu vực Ý
Số đội 78
Vòng loại cho UEFA Europa League
Cúp trong nước Siêu cúp bóng đá Ý
Đội vô địch
hiện tại
Napoli (lần thứ 6)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Juventus
(13 lần)
Truyền hình Rai
List of international broadcasters
Trang web Official Coppa Italia Site
Cúp bóng đá Ý 2020–21

Coppa Italia là một giải đấu cúp thường niên trong hệ thống các giải thi đấu nhà nghề của bóng đá Ý. Giải đấu đầu tiên được tổ chức vào năm 1922, nhưng giải lần thứ hai thì phải tới năm 1936 mới được tổ chức tiếp. Juventus là câu lạc bộ giàu thành tích nhất giải đấu với 13 lần vô địch. Juventus là đội lọt vào chung kết nhiều nhất với 19 lần. Đội vô địch sẽ được gắn một phù hiệu 3 màu (tiếng Ý: coccarda) giống như phù hiệu của lực lượng không quân, và được vào thẳng vòng bảng UEFA Europa League mùa giải tiếp theo.

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, việc chia cặp và lên lịch thi đấu được thực hiện trước khi giải đấu bắt đầu. Mỗi vòng đấu sẽ chỉ diễn ra trong một lượt đấu, tới vòng bán kết thì sẽ theo thể thức lượt đi lượt về. Nếu một trận đấu kết thúc với tỉ số hoà thì sẽ thi đấu thêm hiệp phụ, nếu sau 120ph tỉ số hoà được giữ nguyên thì hai đội sẽ đá luân lưu. Đội vô địch sẽ được tham dự UEFA Europa League (tên cũ là UEFA Cup) mùa tới. Nếu đội vô địch đã giành quyền tham dự UEFA Champions League thì suất tham dự UEFA Europa League sẽ dành cho đội về nhì. Nếu cả hai đội đều đã tham dự UEFA Champions League hoặc vì một lý do nào đấy không thể tham dự UEFA Europa League thì suất này sẽ được chuyển cho đội có thứ hạng cao nhất tiếp theo đó ở Serie A.

coccarda, phù hiệu dành cho đội vô địch

Giải đấu có tổng cộng 8 vòng đấu. Vòng 1 khởi tranh vào tháng 8, dành cho những đội bóng ở hạng thấp nhất (ngoài hai hạng Serie A và Serie B). Các đội bóng ở Serie B sẽ tham dự vòng hai, 12 đội bóng xếp hạng thấp nhất ở Serie A mùa trước (trừ phi một đội bóng được thi đấu ở cúp châu Âu năm đó) sẽ tham dự vòng 3 vào cuối tháng 8. 8 đội bóng còn lại của Serie A sẽ bắt đầu giải đấu từ lượt đấu thứ 4 vào tháng 1, để chọn ra 16 đội vào vòng tiếp theo. Vong 1/16, vòng tứ kết và lượt đi vòng bán kết sẽ diễn ra liên tục ngay sau khi kết thúc vòng 4, còn trận bán kết lượt về thì sẽ chỉ diễn ra 2 tháng sau đó vào tháng 4, trận chung kết được tổ chức vào tháng 5. Từ mùa bóng 2007-08 người ta đã thay thế 2 lượt di-về của trận chung kết bằng một trận chung kết duy nhất tổ chức ở Olimpico, Roma [1].

Pha Vòng Số câu lạc bộ
còn lại
Số câu lạc bộ
tham dự
Số đội thắng
vòng trước
Số đội mới
tham dự
Những đội tham dự vòng đấu
Pha 1 Vòng 1 78 36 n0 36 Những đội bóng thuộc Lega Pro và Serie D
Vòng 2 60 40 18 22 Serie B
Vòng 3 40 32 20 12 Xếp hạng thấp ở Serie A
Vòng 4 24 16 16 0 0
Second Phase Round of 16 16 16 8 8 Xếp hạng cao nhất ở Serie A
Tứ kết 8 8 8 0 0
Bán kết 4 4 4 0 0
Chung kết 2 2 2 0 0

Thành tích của các đội[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Số lần vô địch Năm vô địch
Juventus 14 1938, 1942, 1959, 1960, 1965, 1979, 1983, 1990, 1995, 2015, 2016, 2017, 2018, 2021
Roma 9 1964, 1969, 1980, 1981, 1984, 1986, 1991, 2007, 2008
Internazionale 7 1939, 1978, 1982, 2005, 2006, 2010, 2011
Lazio 7 1958, 1998, 2000, 2004, 2009, 2013, 2019
Fiorentina 6 1940, 1961, 1966, 1975, 1996, 2001
Napoli 6 1962, 1976, 1987, 2012, 2014, 2020
Milan 5 1967, 1972, 1973, 1977, 2003
Torino 5 1936, 1943, 1968, 1971, 1993
Sampdoria 4 1985, 1988, 1989, 1994
Parma 3 1992, 1999, 2002
Bologna 2 1970, 1974
Vicenza 1 1997
Atalanta 1 1963
Venezia 1 1941
Genoa 1 1937
Vado 1 1922
Tổng 72

Chú thích: Năm 1922 các đội bóng tham dự giải chỉ là những đội bóng nhỏ và trung bình, các câu lạc bộ lớn hơn đã tự tổ chức một giải đấu riêng không thuộc hệ thống của FIGC.

Lọt vào chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Số lần vào chung kết Năm
Juventus 19 1938, 1942, 1959, 1960, 1965, 1973, 1979, 1983, 1990, 1992, 1995, 2002, 2004, 2012, 2015, 2016, 2017, 2018, 2020
Roma 17 1937, 1941, 1964, 1969, 1980, 1981, 1984, 1986, 1991, 1993, 2003, 2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2013
Milan 14 1942, 1967, 1968, 1971, 1972, 1973, 1975, 1977, 1985, 1990, 1998, 2003, 2016, 2018
Internazionale 13 1939, 1959, 1965, 1977, 1978, 1982, 2000, 2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011
Torino 13 1936, 1938, 1943, 1963, 1964, 1968, 1970, 1971, 1980, 1981, 1982, 1988, 1993
Fiorentina 10 1940, 1958, 1960, 1961, 1966, 1975, 1996, 1999, 2001, 2014
Lazio 10 1958, 1961, 1998, 2000, 2004, 2009, 2013, 2015, 2017, 2019
Napoli 10 1962, 1972, 1976, 1978, 1987, 1989, 1997, 2012, 2014, 2020
Sampdoria 7 1985, 1986, 1988, 1989, 1991, 1994, 2009
Parma 5 1992, 1995, 1999, 2001, 2002
Atalanta 4 1963, 1987, 1996, 2019
Palermo 3 1974, 1979, 2011
Hellas Verona 3 1976, 1983, 1984
Genoa 2 1937, 1940
Venezia 2 1941, 1943
Bologna 2 1970, 1974
Alessandria 1 1936
Novara 1 1939
SPAL 1 1962
Catanzaro 1 1966
Padova 1 1967
Cagliari 1 1969
Ancona 1 1994
Vicenza 1 1997
Vado 1 1922
Udinese 1 1922
Tổng 144

Ghi chú: từ năm 1968 tới năm 1971, FIGC tổ chức vòng chung kết thay vì các trận bán kết và chung kết. Chỉ đội đứng thứ nhất và thứ hai của vòng chung kết mới được tính là đá chung kết.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ .mw-parser-output cite.citation{font-style:inherit}.mw-parser-output .citation q{quotes:”“”””””‘””’”}.mw-parser-output .id-lock-free a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-free a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/65/Lock-green.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-limited a,.mw-parser-output .id-lock-registration a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-limited a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-registration a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d6/Lock-gray-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .id-lock-subscription a,.mw-parser-output .citation .cs1-lock-subscription a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/aa/Lock-red-alt-2.svg”)right 0.1em center/9px no-repeat}.mw-parser-output .cs1-subscription,.mw-parser-output .cs1-registration{color:#555}.mw-parser-output .cs1-subscription span,.mw-parser-output .cs1-registration span{border-bottom:1px dotted;cursor:help}.mw-parser-output .cs1-ws-icon a{background:linear-gradient(transparent,transparent),url(“//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Wikisource-logo.svg”)right 0.1em center/12px no-repeat}.mw-parser-output code.cs1-code{color:inherit;background:inherit;border:none;padding:inherit}.mw-parser-output .cs1-hidden-error{display:none;font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-visible-error{font-size:100%}.mw-parser-output .cs1-maint{display:none;color:#33aa33;margin-left:0.3em}.mw-parser-output .cs1-format{font-size:95%}.mw-parser-output .cs1-kern-left,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-left{padding-left:0.2em}.mw-parser-output .cs1-kern-right,.mw-parser-output .cs1-kern-wl-right{padding-right:0.2em}.mw-parser-output .citation .mw-selflink{font-weight:inherit}
    “TIM Cup – Sede di Gara Finale 2007/2008” (PDF) (bằng tiếng Ý). Lega Nazionale Professionisti. ngày 6 tháng 12 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)


Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Coppa_Italia&oldid=64929057”

Từ khóa: Coppa Italia, Coppa Italia, Coppa Italia

Nguồn: Wikipedia